Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

CÁC ĐIỂM THAM QUAN TẠI CÁT BÀ PHẦN 3

CÁC ĐIỂM THAM QUAN TẠI CÁT BÀ PHẦN 3


Lại một mùa hè nữa đến với bao nhiêu niềm vui, háo hức. Nếu bạn có dự định đi nghỉ mát cùng người thân, gia đình thì Cát Bà sẽ là một lựa chọn tuyệt vời với vẻ đẹp còn nguyên sơ hòa quyện cùng biển xanh cát trắng nắng vàng. Tour Cát Bà Giá tốt xin giới thiệu tới các bạn các điểm tham quan tại Cát Bà để các bạn tham khảo nhé. 

1. Động Đá Hoa Cương

Động đá Hoa Cương nằm ở dãy núi phía đông Bắc nơi cư trú của cộng đồng dân cư xã Gia Luận, phía Bắc đảo Cát Bà, tiếp giáp với vịnh Hạ Long, đồng thời là bến phà nối với Tuần Châu của Quảng Ninh. Động ở độ cao khoảng 15 – 20m so với mặt bằng cư trú, 50m so với mực nước biển. Chiều cao của động khoảng trên dưới 10m. Nơi rộng nhất của động là 25m, chiều dài khoảng 100m.
Phía trên cửa động có nhiều thạch nhũ với hình khối như những công trình điêu khắc tuyệt vời của tạo hóa. Dưới nền động có hồ nước nhỏ càng làm tăng sự huyền ảo khi có luồng ánh sáng đi qua. Những hình khối của thạch nhũ đá mang dáng dấp của những pho tượng hình người, hình thú… như những bức họa nhuốm màu thần thoại.

Động Hoa Cương Cát Bà

Đặc biệt hơn cả là tại đây các nhà khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ra chiếc răng hóa thạch của người vượn cổ có niên đại cách đây 10 vạn năm. Việc phát hiện răng hóa thạch của người vượn cổ trên đảo Cát Bà cùng với một số mẫu vật hóa thạch được phát hiện tại hang Kéo Lèng tỉnh Lạng Sơn và các hang động ở Yên Lạc Hòa Bình là một minh chứng về sự tồn tại của người vượn cổ ở Việt Nam cách ngày nay hàng chục vạn năm. Đây là vấn đề đã được các nhà khoa học tranh cãi hàng trăm năm nay về việc phân bổ khu vực có người vượn cổ sinh sống.

Động Hoa Cương Cát Bà

Mặc dù nằm cách khu dân cư không xa, song động đá Hoa hầu như còn nguyên vẹn và là một địa danh quen thuộc trong các hành trình du lịch khảo cứu trên đảo Cát Bà.

3. Đền Quan Đội

Đền Quan Đội thuộc xã Trân Châu - huyện Cát Hải là nơi thờ năm vị lãnh quân hy sinh trong một trận đánh giặc ngoại xâm vùng Đông Bắc tổ quốc. Đền Quan Đội được bà con nhân dân và chính quyền xã Trân Châu xây dựng và thờ tự tại khu vực cửa cống Duông - xã Trân Châu. Thời gian gần đây (2011) khu Đền đã được xây dựng bề thế, những ngày trọng được nhân dân trên địa bàn và du khách thập phương hội tụ hương khói.
Theo sử sách ghi lại thì năm 1863 tại vùng biển Cát Bà có giặc biển Tạ Văn Phụng nổi lên chống lại triều đình. Triều đình nhà nguyễn đã phái 5 tướng dẫn đạo quân ra biển Cát Bà dẹp giặc, song thế giặc mạnh, quân triều đình bị tổn thất, lại không thông thạo địa hình núi non hiểm trở của vùng biển đảo nên đạo quân triều đình bị giặc vây hãm và dồn lên núi kêu gọi đầu hàng. Trong lúc thế cùng lực kiệt, 5 vị tướng đã chọn mỏm núi đá cao và thề rằng "quyết không đầu hàng giặc" rồi lao xuống biển tự tiết để tỏ lòng trung thành với triều đình. Xác của 5 vị tướng trôi vào bãi cát đã được nhân dân Cát Bà chôn cất và lập miếu thờ từ đó.

Đền Quan Đội Cát Bà

Ghi nhận công lao to lớn của 5 vị tướng, năm 1866 sau khi dẹp song giặc biển Tạ Văn Phụng, vua Tự Đức đã truy phong 5 vị đã trung thành với triều đình với khí tiết oanh liệt hy sinh anh dũng, nêu gương sáng cho muôn đời sau. Nơi miếu thờ nay đã được xây dựng thành ngôi đền bề thế và tại đây vẫn còn 5 ngôi mộ của 5 vị quan đã có công lao to lớn với đất nước, với nhân dân đảo Cát Bà.
Miếu Quan Đội nay là đền Quan Đội được xây dựng khang trang và là địa chỉ linh thiêng, một công trình kiến trúc đẹp được đông đảo nhân dân và du khách thập phương đến thăm viếng. Để khẳng định những giá trị lịch sử vốn có của ngôi đền, phòng Văn hóa thông tin - thể thao và Du lịch huyện đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND thành phố công nhận đền Quan Đội là di tích lịch sử cấp Thành phố. 
Đền Quan Đội Cát Bà

Đền Quan Đội được công nhận là di tích lịch sử sẽ góp phần tô thêm trang sử truyền thống yêu nước vẻ vang của nhân dân Việt Nam và nhân dân huyện đảo Cát Hải. Và đây sẽ trở thành 1 điểm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc, góp phần tạo nên sự đa dạng về loại hình du lịch trong khu du lich Cát Bà.
4. Động Thiên Long
Động Thiên Long được anh Đặng Đình Hỏa-người xã Phù Long phát hiện khi anh khai thác đầm nuôi thuỷ sản.Thấy  động kỳ thú, anh mở một con đường mòn nhỏ trong rừng sú vẹt để lấy lối vào hang. Ai đến đây cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp sống động lung linh muôn hình vạn trạng của Thiên Long-một trong quần thể hang động của Đảo Cát Bà- khu Dự trữ sinh quyển Thế giới.
Cửa hang nằm sát ngay mép nước với khoảng vòm khổng lồ.Bước đến đây,mọi người cảm thấy dễ chịu bởi hơi mát toả ra từ vách đá. Theo anh Hỏa,đây là cái động hoang sơ,anh thấy đẹp khai thác để đón khách tham quan từ năm 2007.Từ cửa chính đến cuối hang có chiều sâu khoảng 200m.Ngay ở cửa hang là trụ cột nhũ đá khổng lồ,rễ cây si thả xuyên qua kẽ đá tạo thành hình hài kỳ dị .Du khách sẽ tha hồ tưởng tượng khi chiêm ngưỡng những vách đá muôn hình vạn trạng,óng ánh thạch nhũ trong hang.

Đền Quan Đội Cát Bà

Động Thiên Long được chia thành 3 gian chính-Nhất Động,Nhị Động và Tam Động. Nhất Động sau cửa hang, ngước lên là bức rèm tuyệt đẹp bằng nhũ đá óng ánh.Trong ánh sáng mờ ảo phía trên ta nhìn thấy hình tượng Phật quan âm Bồ tát đứng chắp tay dõi xuống trần gian. Dưới chân tượng Phật là vô số hình thù kỳ lạ như con trăn đá đang ngậm con rắn nhỏ. Cạnh đó là chú Cá Sấu dữ tợn đối đầu với con trăn đất khổng lồ.Dưới chân Nhất Động còn rất nhiều những hình thù kỳ dị như con Sư tử,con Cú mèo,con Ếch Xanh,con Rùa, cái Bắp ngô… Vào giữa Nhất động là hình thù các ông Phúc,Lộc,Thọ uy nghi trước bức trướng lấp lánh bằng đá.Dưới chân ông Thọ là 2 trái đào tiên, cạnh đó là chú voi con đang phủ phục.Đặc biệt đập vào mắt mọi người là 2 sợi dây thừng dài,đen tuyền .Đó là rễ của cây si mọc xuyên từ trên đỉnh núi tạo thành chiếc võng mềm đong đưa mềm mại.

Đền Quán Đội Cát Bà minh họa


Qua Nhất Động sẽ đến Nhị Động.Đây là khu giũa của hang.Nơi đây có những toà lâu đài cổ kính.Phía bên phải lâu đài có một dàn âm thanh đặc biệt. Người hướng dẫn sẽ đưa du khách đến chiêm ngưỡng và thưởng thức những âm thanh sống động của dãy đàn đá trong hang.Chỉ bằng tay hoặc thanh gỗ nhỏ,đàn đá sẽ phát ra vô vàn âm thanh kỳ lạ,lúc thì sôi động,lúc thì thánh thót, du dương,có cả âm hưởng của tiếng cồng chiêng hoà cùng tiếng nước chảy róc rách.
Đi qua mấy chục bậc đá,ta sẽ đến Tam Động.Đây là điểm cuối của Thiên Long.Tam Động cũng là lâu đài nguy nga kỳ ảo bởi các hình thù phong phú của nhũ đá thiên nhiên kiến tạo.Đứng ở trên cao cung điện ta sẽ bắt gặp hình con Rồng khổng lồ quấn quanh trụ đá,phía sau con rồng là chú Cóc ngồi chầu hẫu ngộ nghĩnh. Còn rất nhiều hình thù để trí tưởng tượng của mỗi người suy diễn.Bên phải Tam Động là giếng nước sâu hoắm.Nước ở đây đầy suốt,mát và trong vắt. Nhìn lên đỉnh động có một đường lên trời. Ánh sáng dọi vào hang làm cho gian cuối của Thiên Long thêm huyền bí. Du khách có thể trèo qua Tam Động hoặc trở ra Nhị Động ,Nhất Đông để về cửa Thiên Long.

Đó cũng là những điểm du lịch CátBà mà du lịch Kỳ Việt tổng hợp. Nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ với chúng tôi: 
Điện thoại: (024) 32424670 
Hotline: 0972578692 






0 nhận xét:

Đăng nhận xét

BÀI VIẾT LIÊN QUAN